NGHE DẤU CHÂN CHIM
Có thể nói không cần suy nghĩNGHELà một 'đặc sản'
trong văn chương Dân Gian Miền Nam
và hơn thế nữa
NGHE
là nét chấm phá ngoạn mục đầy thơ mộng và đặc biệt được thi vị hóa một cách đáng yêu qua bút pháp Văn - Thi Nhân vì thếNGHEBỗng dưng nghiễm nhiên trở thành một
'Vạn Nghĩa Động Từ'để Các Văn - Thi Nhân tùy nghi sử dụng - Riêng
tamtien
qua đó đã dùng NGHE như một chất súc tác gắn chặt HỒN THƠ trong Biển Mộng ...
Nghe buồn, nghe vui,
nghe yêu, nghe ghét, nghe muốn,nghe thươngnghe thèm, nghe mềm, nghe bùi, nghe xót,
nghe xa, nghe gần,nghe quen, nghe nhớ, nghe vắng, nghe đông,nghe êm, nghe ồn, nghe điên, nghe khùng,nghe mỏi, nghe mệt, nghe loạn,
nghe mùi, nghe thơm, nghe mê, nghe tởm,
nghe say, nghe tỉnh, nghe mờ, nghe tỏ ...
TUY NHIÊN
khi nào thì một Thi Nhân có thể
NGHE ĐƯỢC DẤU CHÂN CHIM ...
__________________________
"Khi chim vỗ cánh bay lên
Dấu chân nghe thoáng vương trên đỉnh sầu"
Nghe như tiếng bước chân quen
Thoáng trong cơn mộng hom hem tình đời
Nghe sầu như chuyện Tháng Mười
Nghe say khi vắng tiếng cười của em
Nghe vui còn vẫn nghe thèm
Nghe thương nghe nhớ nghe mềm ruột gan
Nghe yêu dù đã phai tàn
Nghe đau khi gió trên ngàn thổi qua
Nghe buồn khi đắm trong mưa
Nghe ra nức nở như vừa bỏ nhau ...
"Nghe dài cho đến ngàn sau
Nghe không từ lúc có nhau lần đầu"
tamtien
No comments:
New comments are not allowed.